CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

HUYỆN MƯỜNG ẢNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Cổng thông tin điện tử Huyện Mường Ảng
  • Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật
  • Thời gian đăng: 11/23/2020 7:00:00 AM
  • Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề ra như một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi tính tối thượng của luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ này, PBGDPL được coi là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PBGDPL.
  • 1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc phát huy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia công tác PBGDPL. Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL nói chung, nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL nói riêng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, thời gian qua, Đảng ta đã quan tâm ban hành chủ trương, chính sách nhằm tăng cường, phát huy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia công tác PBGDPL, thể hiện rõ nét trong Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, Kết luận số 74-KL/TW, Kết luận số 04-KL/TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Luật PBGDPL năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Chương trình PBGDPL giai đoạn 5 năm của Chính phủ; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. Luật PBGDPL đã quy định rõ về chính sách huy động, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PBGDPL. Trong đó, chính sách của Nhà nước về huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia công tác PBGDPL được quy định tại Khoản 3, Điều 3: ""Thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác PBGDPL"". Điều 4 của Luật quy định: ""Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác PBGDPL. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL"". Ngoài ra, các quy định về việc huy động các nguồn lực tham gia công tác PBGDPL còn được quy định tại Khoản 2 Điều 15, Khoản 3 Điều 17, Điều 4 Điều 18, Khoản 4 Điều 19, Khoản 3 Điều 20... của Luật PBGDPL. Đặc biệt tại Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PBGDPL đã có Chương III với 02 điều luật (Điều 8, Điều 9) quy định về xã hội hóa công tác PBGDPL và các chính sách hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia PBGDPL. Các quy định này đã cho thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc huy động các nguồn lực, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia công tác PBGDPL tiếp tục được nâng lên một bước, khẳng định đó là một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong công tác PBGDPL. Tại Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2020 (ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã xác định: ""6. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia, người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; phát huy vai trò giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật, vận động Nhân dân, thành viên, hội viên tuân thủ và chấp hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại cơ sở"". Việc phát huy vai trò tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia PBGDPL còn được thực hiện gắn với triển khai Đề án ""Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016"" đến năm 2021 (ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021).^p ^p Tại Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư đã tiếp tục khẳng định PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cũng như vai trò nòng cốt của Nhà nước trong công tác PBGDPL, đồng thời bổ sung quy định về việc đa dạng hoá, huy động mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội tham gia công tác PBGDPL, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội và toàn thể người dân tham gia. Quy định này là hướng đi mới của công tác PBGDPL, tạo sự cân bằng cần thiết, hài hoà hoá giữa trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của xã hội, của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong tham gia PBGDPL; thúc đẩy ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Định hướng này cũng tiệm cận và phù hợp với xu thế của thế giới. Tại Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ triển khai Kết luận số 80-KL/TW (ban hành theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg) đã cụ thể hoá nhiều nhiệm vụ để nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia PBGDPL. Như vậy, có thể khẳng định chủ trương huy động, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia PBGDPL là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, coi đây là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL. 2. Thực trạng phát huy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PBGDPL. 2.1. Kết quả đạt được^p - Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia PBGDPL đã được nâng lên một bước. Việc huy động các nguồn lực đã từng bước nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Theo đó, nhiều hình thức PBGDPL do các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về pháp luật, tổ chức hành nghề về pháp luật (Hội Luật gia, Liên đoàn luật sư, Đoàn luật sư, Văn phòng công chứng) thực hiện có sức lan tỏa lớn như: thông qua các hoạt động chuyên môn, tổ chức hội nghị, nói chuyện chuyên đề, tư vấn pháp luật... và đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động PBGDPL. Các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn đã có sự quan tâm đến công tác PBGDPL để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công nhân. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thông cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận trong thực hiện PBGDPL. Trong đó, Báo Pháp luật Việt Nam được ghi nhận là một trong những cơ quan báo chí tiên phong tổ chức phát động và thực hiện chương trình ""Xóa nghèo pháp luật"" nhiều ý nghĩa, tạo tiếng vang và hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Các hoạt động này, một mặt vừa thể hiện trách nhiệm xã hội với tính nhân văn sâu sắc trong việc đồng hành cùng người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, mặt khác cũng thể hiện sự chung sức, đồng lòng, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước của các tổ chức, cá nhân trong công tác PBGDPL. - Việc triển khai chính sách huy động các nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL đã giúp công tác PBGDPL cho nhân dân ngày càng đi vào nề nếp, phong phú về nội dung và hình thức. Chuyển biến tích cực trong thời gian qua là việc tổ chức, cá nhân tự nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL cũng như của việc tự tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật; người dân cũng đã tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật; góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. - Đã có những hình thức, cách làm huy động tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí cho công tác PBGDPL như: hỗ trợ giải thưởng, kinh phí tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật (Cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Hội thi Hoà giải viên giỏi năm 2016; Cuộc thi ""Pháp luật học đường""...); các hoạt động PBGDPL dưới hình thức sân khấu hoá, trên các phương tiện thông tin đại chúng (Chương trình ""Sức nước ngàn năm"" trên VTV3)... Từ khi triển khai Đề án ""Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý"", việc thí điểm thành lập mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng đã được nhiều địa phương chú trọng nghiên cứu và xây dựng điểm (Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Lai Châu, Long An); Tổ tuyên truyền phổ biến pháp luật (Hà Nội), Trung tâm tư vấn pháp luật cộng đồng hoặc Điểm tư vấn pháp luật (Đồng Nai, Hậu Giang, Đồng Tháp)... nhằm thu hút nguồn lực xã hội thực hiện hoạt động PBGDPL. Một số địa phương đã có mô hình xã hội hóa hoạt động PBGDPL được áp dụng như: ""Quán cà phê với pháp luật"", ""100 ly cà phê miễn phí"", Tủ sách pháp luật cộng đồng; Đoàn luật sư các địa phương đã tổ chức PBGDPL, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí nhân Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10; huy động già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, chức việc tham gia PBGDPL... 2.2. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia PBGDPL còn tồn tại, hạn chế sau đây: Thứ nhất, các hoạt động PBGDPL vẫn chủ yếu do Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở thực hiện dựa trên nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm. Các hoạt động PBGDPL do các tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo hướng xã hội hoá còn chưa nhiều, chưa đa dạng về hình thức. Thứ hai, chưa phân định rõ phạm vi các hoạt động PBGDPL do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, các hoạt động PBGDPL do các tổ chức đoàn thể xã hội hoặc cá nhân thực hiện. Vì vậy, tình trạng trùng lắp về nội dung, đối tượng phổ biến vẫn còn diễn ra. Thứ ba, một số chính sách huy động nguồn lực, phát huy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia PBGDPL tuy đã được ban hành nhưng thiếu tính hấp dẫn, khả thi; chưa thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật và đông đảo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp tham gia vào hoạt động này. Trong quá trình thực thi công vụ, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa thực hiện tốt trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, giải thích các quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết các công việc để người dân hiểu, vận động nhân dân tuân thủ, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thứ tư, một bộ phận người dân chưa ý thức đầy đủ và thực hiện tốt trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; chưa coi việc tích cực, chủ động học tập, tìm hiểu các quy định pháp luật là nhu cầu thiết thân, tự thân hằng ngày. Khi sử dụng pháp luật để thực hiện các quyền, nghĩa vụ hoặc có vướng mắc pháp luật, một số người cũng chưa chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật. Thứ năm, việc thu hút, vận động được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ cả về kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động PBGDPL còn hạn chế. Hiện vẫn thiếu chính sách, quy định ghi nhận tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp, hỗ trợ tích cực cho hoạt động này. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế nêu trên: Thứ nhất, nhận thức về việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia hoạt động PBGDPL còn chưa đầy đủ, thậm chí còn bị nhầm lẫn giữa vai trò chủ động, tự giác thực hiện của các tổ chức, cá nhân với việc chuyển giao nguồn lực, hoạt động PBGDPL đang do Nhà nước thực hiện sang để các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tâm lý chờ đợi sự chỉ đạo, hướng dẫn, giao việc và hỗ trợ kinh phí từ phía Nhà nước mà chưa tích cực, chủ động tham gia. Thứ hai, một số bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn triển khai chưa quyết liệt; chưa thường xuyên, liên tục, thiếu kế hoạch, chương trình cụ thể; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thành viên, hội viên từ phía các tổ chức đoàn thể xã hội chưa được quan tâm, coi trọng đúng mức. Thứ ba, kinh phí cho công tác PBGDPL của nhiều bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương nhìn chung còn hạn hẹp. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm các đối tượng đặc thù chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. 3. Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia PBGDPL có hiệu quả^p Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Trước yêu cầu đổi mới về chất và mục tiêu bảo đảm tính bền vững của công tác PBGDPL, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin pháp luật của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật, việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PBGDPL tiếp tục được xác định là giải pháp đúng đắn, cần thiết và cần được tiếp tục thực hiện trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, cụ thể là: 3.1. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác PBGDPL. Cần xác định chính sách huy động nguồn lực xã hội trong công tác PBGDPL là cần thiết, tất yếu và coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL. Phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm tham gia công tác PBGDPL với hình thức, cách làm phù hợp. 3.2. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL; tăng cường trách nhiệm xã hội, nghiên cứu tăng thời gian tham gia tư vấn pháp luật, PBGDPL miễn phí, trợ giúp pháp lý cho người dân của luật gia, luật sư. Xây dựng cơ chế, tạo sự chủ động cho các đơn vị, tổ chức nhưng có sự kết hợp chặt chẽ với quản lý, giám sát của các cơ quan Nhà nước. Nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung một số chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia hoạt động PBGDPL như: chính sách thuế, quảng bá thương hiệu; chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; khen thưởng, tôn vinh... 3.3. Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể từ trung ương đến địa phương và từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai công tác PBGDPL; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Khẳng định vai trò nòng cốt của Nhà nước với trách nhiệm quản lý nhà nước, tập trung vào xây dựng thể chế, chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng công tác này; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực người làm công tác PBGDPL, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả; đồng thời khuyến khích, tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với công tác PBGDPL. 3.4. Phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL trong việc tư vấn giải pháp, huy động sự tham gia của các thành viên Hội đồng, cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp trong công tác PBGDPL. 3.5. Các cơ quan Tư pháp tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong huy động các tổ chức, cá nhân tham gia PBGDPL; chỉ đạo thực hiện điểm và xem xét, hướng dẫn nhân rộng trong cả nước./. Thông qua các hoạt động PBGDPL của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
  • Các tin khác:
  • PHÁT ĐỘNG, TRAO QUÀ CHO TRẺ EM NHÂN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2023
  • Thông báo Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên
  • Chỉ đạo điều hành Lãnh đạo huyện Mường Ảng thăm và tặng quà 105 tân binh nhập ngũ năm 2023
  • Mường Ảng Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
  • Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Mường Ảng năm 2023
  • SY văn bản Bộ Tư pháp Văn bản hợp nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
  • SY văn bản của Bộ Tư pháp Văn bản hợp nhất Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
  • Thông báo Danh mục TTHC bị bãi bỏ thuộc phạm vị chức năng quản lý nhà nước của Sở LĐTB&XH tỉnh Điện Biên về việc thực hiện chính sác hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19
  • Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên,học sinh khối THPT
  • TRÊN 400 CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG ĐƯỢC TẬP HUẤN, THỰC HÀNH CÔNG TÁC PCCC&CNCH
  • Trang: 
  • 611-620 of 1823<  ...  57  58  59  60  61  62  63  64  65  66  ...  >
  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: