CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

HUYỆN MƯỜNG ẢNG

Chào mừng quý bạn đọc đến với Cổng thông tin điện tử Huyện Mường Ảng
  • KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ
  • Thời gian đăng: 11/23/2020 7:00:00 AM
  • phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở
  • 1. Khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở Trong cuộc sống hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, quan niệm, nhận thức, lối sống, tính cách... nên việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình và giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung đều xuất phát từ những điều rất nhỏ, những người trong cuộc thường không đủ tỉnh táo để kiềm chế, chẳng ai chịu nhường ai nếu không giải quyết kịp thời thì ""chuyện bé xé ra to "", từ tranh chấp thuần tuý dân sự, kinh tế, có thể trở thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Những mâu thuẫn, tranh chấp này có thể giải quyết bằng nhiều hình thức (các bên tự thoả thuận, trọng tài, toà án và hoà giải). Song thực tế, người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái luôn là nền tảng để giải quyết mọi việc. Nên khi có mâu thuẫn, xích mích xảy ra nhân dân ta đã biết hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự thương lượng, điều đình ""chín bỏ làm mười"", vì "" một điều nhịn, chín điều lành""...để giải toả những bất đồng, mâu thuẫn giữa họ. Hoạt động này được gọi là hoà giải ở cơ sở. Ngày nay, mặc dù dưới tác động của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ song hoạt động hoà giải vẫn tồn tại và ngày càng phát huy. Một thực tế hiện nay, dù trình độ dân trí đã từng bước được nâng cao, song nhìn chung trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân ta còn thấp, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn ảnh hưởng nhiều phong tục tập quán, hương ước làng xã...nên trong cuộc sống hàng ngày nhiều người còn có những xử sự có tính chất tự phát không đúng pháp luật, không phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ không đáng có. Bởi vậy, việc hướng dẫn, giải thích các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các bên tranh chấp và những người có liên quan trong quá trình hòa giải là một trong những hình thức quan trọng và thiết thực. Hoà giải viên, trong khi tiến hành hoà giải có thể lồng ghép các nội dung pháp luật có liên quan đến việc hòa giải để phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các Hoà giải viên bằng hoạt động hoà giải của mình hướng dẫn, giải thích và cung cấp các kiến thức pháp luật, tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật. 2. ý nghĩa của việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở được thể hiện qua các khía cạnh sau: - Thứ nhất: Hoà giải viên là người trực tiếp, giữ vai trò trung tâm trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải hoặc những người được Hoà giải viên mời tham gia hoà giải. Hoà giải viên là những người có uy tín, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm sống, nhiệt tình, sống gần gũi với các bên tranh chấp với nhân dân hiểu được gia cảnh mỗi gia đình, nắm được phong tục tập quán ở địa phương nên có ảnh hưởng nhất định đối với các bên tranh chấp. Bởi vậy, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mà họ tiến hành là rất phù hợp với đối tượng cụ thể, dễ đi vào lòng người và có hiệu quả. - Thứ hai: Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động hoà giải ở cơ sở rất rộng, khác với đối tượng trong trợ giúp pháp lý (là người nghèo và đối tượng chính sách). Đó là các bên tranh chấp, những người trong gia đình họ và những người trong cộng đồng dân cư (hàng xóm láng giềng, bạn bè của các bên tranh chấp...). Những người này đều rất quan tâm đến vụ việc tranh chấp, đến việc vận dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp; và hậu quả sẽ xảy ra nếu các bên tranh chấp không thực hiện. Vì vậy, việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở dễ đi vào lòng người phù hợp với đối tượng và rất có hiệu quả. -Thứ ba: Lực lượng Hoà giải viên rất đông đảo có mặt ở từng thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố, cụm dân cư sống gần gũi với nhân dân, nên mỗi khi xảy ra xích mích, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trong nhân dân họ kịp thời đến giải quyết các tranh chấp ngay từ khi mới xảy ra, không để vụ việc tranh chấp kéo dài, phức tạp bằng việc hoà giải, thuyết phục, giải thích, phân tích đúng, sai trên cơ sở ""có tình, có lý"" cho các bên tranh chấp, kết hợp với việc phổ biến, giải thích các điều luật có liên quan đến vụ việc tranh chấp, qua đó hướng dẫn các bên tự giải quyết vụ việc. - Thứ tư: Thông thường chỉ những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình thì các bên tranh chấp, những người liên quan đến các bên tranh chấp mới quan tâm, tìm hiểu các văn bản pháp luật, tìm đến cán bộ trợ giúp pháp lý, luật sư và nhất là Hoà giải viên để nhờ hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ. Các tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ thuộc phạm vi hoà giải không chỉ phát sinh từ một mối quan hệ xã hội mà có thể phát sinh từ mọi quan hệ xã hội : quan hệ gia đình; quan hệ làng xóm, bạn bè, quan hệ tài sản,...Vì thế, khi tiến hành hoà giải, Hoà giải viên có thể lồng ghép nhiều lĩnh vực pháp luật như : pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật đất đai, pháp luật hôn nhân và gia đình...để phổ biến, giáo dục pháp luật cho các bên tranh chấp hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, quê hương, đất nước. - Thứ năm: Việc phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; ngăn ngừa mầm mống phát sinh tội phạm hình sự; hạn chế đơn thư khiếu kiện của dân; tiết kiệm công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn kỷ cương xã hội, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội ở cơ sở.
  • Các tin khác:
  • Thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện xét tuyển vòng 2 viên chức Trung tâm Quản lý đất đại huyện Mường Ảng năm 2022
  • Quyết định về việc cho ông Nguyễn Xuân Nghìn - Cư trú tại thôn Hạnh Lâm, xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên chuyển mục đích từ đất bằng trồng cây hàng năm khác sang đất ở
  • Người dân Mường Ảng thoát nghèo nhờ vốn vay chính sách
  • Quyết định V/v thu hồi 68,8m2 đất bằng trồng cây hàng năm khác của gia đình ông Nguyễn Văn Tiêm (Lường Thị Hồng) - Cư trú tại bản bản Đắng - xã Mường Đăng để làm mặt bằng xây dựng công trình: Kè bảo vệ khu dân cư và công trình HTKT suối Tin Tốc
  • Quyết định về việc thu hồi 214,9m2 đất của hộ gia đình ông Quàng Văn Chính - Cư trú tại bản Hón, thị trấn Mường Ảng để làm mặt bằng xây dựng công trình: Kè bảo vệ khu dân cư và công trình HTKT suối Tin Tốc (giai đoạn II)
  • Quyết định về việc thu hồi 127,3m2 đất chuyên trông lúa nước của hộ gia đình ông Cầm Nhân Mỹ (Quàng Thị Hoa) - Cư trú tại bản Hón, thị trấn Mường Ảng để làm mặt bằng xây dựng công trình: Kè bảo vệ khu dân cư và công trình HTKT suối Tin Tốc
  • Quyết định về việc thu hồi 137,7m2 đất chuyên trồng lúa nước của hộ gia đình ông Lò Văn Phương (Lường Thị Bánh) cư trú tại bản Hón, thị trấn Mường Ảng để làm mặt bẳng xây dựng công trình: kè bảo vệ khu dân cư
  • ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ HUYỆN RA NGHỊ QUYẾT LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ QUỐC PHÒNG NĂM 2023
  • Quyết định thu hồi 781,5m2 đất chuyên trồng lúa nước của hộ gia đình ông Cầm nhân đón - cư trú tại Bản Hón, thị trấn Mường Ảng
  • TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN VỀ NGHIỆP VỤ ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC
  • Trang: 
  • 761-770 of 1835<  ...  72  73  74  75  76  77  78  79  80  81  ...  >
  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: