TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

XÃ NGÓI CÁY

Chào mừng quý bạn đọc đến với Cổng thông tin điện tử Huyện Mường Ảng
  • Hiệu quả sau nâng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Mường Ảng
  • Thời gian đăng: 4/17/2020 7:00:00 AM
  • Một điều dễ nhận thấy về những thay đổi tích cực trong việc bảo vệ và phát triển rừng của người dân huyện Mường Ảng là hạn chế phá rừng làm nương; mở rộng diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới. Hiệu quả hơn nữa là từ khi nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng mới được thực hiện người dân càng thấy rõ những lợi ích từ rừng nên đã có trách nhiệm cao hơn trong việc giữ rừng, chủ động phát triển rừng.
  • Huyện Mường Ảng là địa bàn duy nhất có 100% diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đều thuộc lưu vực sông Mã. Do đó, khi chưa điều tiết nâng mức chi trả, người dân không mặn mà với việc nhận nguồn tiền này. Bởi nguồn chi trả khi đó chưa đầy 6 nghìn đồng/ha/năm. Có những chủ rừng với diện tích được chi trả dưới 1ha nên cả năm họ chỉ được nhận vài ba nghìn đồng. Do đó, nhiều hộ đã không lĩnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, gây khó khăn cho việc chi trả. Cũng vì vậy mà việc bảo vệ, phát triển rừng có phần hạn chế. Điều đó phần nào khiến cho hàng năm vẫn rải rác xảy ra cháy rừng, phá rừng làm nương. Nhưng từ khi mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được điều tiết từ một số nguồn, nâng từ mức dưới 6 nghìn đồng lên mức 400 nghìn đồng một ha một năm, tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân đã có chuyển rõ rệt. Hiện toàn huyện có hơn 9.600 ha được hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng, tương ứng với số tiền được chi trả trung bình mỗi năm gần 3 tỷ 8 trăm triệu đồng. Bà con đã tận tay được nhận khoản chi trả dịch vụ môi trường rừng với mức cao gấp hàng trăm lần so với trước đây, cộng với sự nỗ lực của địa phương trong việc tuyên truyền, vận động, giao khoán rừng nên những cánh rừng ở Mường Ảng ngày càng thêm xanh. ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng cho biết: Qua nắm bắt tình hình tư tưởng của bà con thì khi có tiền chi trả dịch vụ này, ý thức bảo vệ rừng của bà con đã nâng cao rõ rệt, không còn tình trạng phá rừng làm nương nữa vì người dân hiểu được cái lợi từ rừng, đặc biệt là lợi trực tiếp từ tiền chi trả này. Từ đó bà con nâng cao trách nhiệm, cộng đồng gắn trách nhiệm với nhau và các đối tượng từ ngoài vào có tư tưởng phá rừng thì cũng bị ngăn chặn bởi cộng đồng này. Nên chúng tôi đánh giá cao tiền dịch vụ môi trường cũng như quỹ chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên của huyện. ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện (bên trái) kiểm tra công tác trồng rừng tại xã Búng Lao Việc nâng mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện, người dân đã mặn mà hơn với việc bảo vệ, phát triển rừng. Yếu tố này đã tác động phần nào đến hiệu quả trồng rừng ở huyện Mường Ảng trong những năm gần đây. Hiện diện tích rừng trồng mới của huyện Mường Ảng đã đạt trên 1 nghìn 300 ha. Huyện cũng là địa phương điển hình của tỉnh về công tác trồng rừng. Những cánh rừng xanh tốt, là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả của việc trồng rừng của huyện. Tất nhiên, để có được thành quả này là do nhiều yếu tố, nhưng không thể không kể đến những chính sách hỗ trợ phát triển rừng, trong đó có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhất là từ khi nguồn chi trả được điều tiết, nâng lên mức 400 nghìn đồng một ha một năm. ông Bạc Cầm Quyết, xã Mường Đăng chia sẻ: Trước kia thì bà con trong công tác bảo vệ rừng thì tiền chi trả môi trường rừng cũng hơi ít, nhưng bà con cũng vẫn cứ bảo vệ rừng thôi. Bây giờ đối với tiền chi trả DVMTR bà con nhận được. Thì thấy tiền này chi trả cũng tăng lên khá cao. Chúng tôi cùng với bà con cũng nỗ lực để phấn đấu làm sao bảo vệ rừng được tốt hơn. Cộng thêm nữa là công tác trồng rừng cũng phát triển hơn, chúng tôi cũng phấn khởi. Chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đem lại lợi ích kép cho người dân, nhất là hiện nay những diện tích rừng thuộc lưu vực sông Mã cũng được tăng mức chi trả như ở huyện Mường Ảng. Đây là yếu tố tiếp thêm động lực giữ rừng đối với người dân. Đơn cử như tại xã Ẳng Cang, toàn xã có trên 1 nghìn 3 trăm ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Với mức chi trả hiện nay, trung bình mỗi năm, xã được nhận hơn 400 triệu đồng. Toàn bộ số tiền đó được chi trả trực tiếp cho các chủ rừng, trong đó phần lớn các chủ rừng là cộng đồng các bản. Bởi vậy, hàng năm, mỗi bản đều trích một số tiền nhất định để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Do đó, trách nhiệm giữ rừng của người dân nói chung, các tổ, đội bảo vệ rừng nói riêng được nâng lên. Nhất là trách nhiệm của bà con trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng. ông Cà Văn Thuật, xã Ẳng Cang cho biết: Nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng trước khi thì ít thì cũng rất khó khăn cho tổ bảo vệ rừng. Vì không có nguồn chi trả trả thì khi bà con cử chúng tôi bảo vệ thì chúng tôi cũng làm vì trách nhiệm thôi. Mấy năm nay thì Nhà nước tăng nguồn hỗ trợ bảo vệ rừng đấy thì chúng tôi cũng được hưởng thì tổ bảo vệ cũng thường xuyên đôn đốc nhau lên rừng. Bản cũng họp dân thống nhất số tiền đấy trích cho tổ bảo vệ rừng một phần nào đó đó là để tổ bảo vệ đi kiểm tra hoặc đi chữa cháy nếu có về để nếu có về khuya ra thì có một chút để mua đồ đồ ăn uống bồi dưỡng cho tổ, anh em cũng có trách nhiệm cao hơn Theo đó, phần lớn các hộ dân ở xã Ẳng Cang nói riêng, huyện Mường Ảng nói chung hiện đã chuyển nhiều diện tích trồng cây màu sang trồng hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng. Bởi họ xác định: Việc phát triển rừng hiện nay không đơn thuần được hưởng lợi gián tiếp về môi trường như trước đây, mà hiện họ còn được hưởng lợi ích kinh tế trực tiếp bằng tiền từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và một số nguồn hỗ trợ khác về bảo vệ, phát triển rừng. Do đó, việc trồng mới hay khoanh nuôi tái sinh rừng với người dân Mường Ảng hiện gần như không còn sự ngần ngại. Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện tuyên truyền QLBVR và PCCCR cho bà con nhân dân bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch Ngoài lợi ích trước mắt là hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và các nguồn hỗ trợ khác, việc trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng còn giúp người dân phát triển kinh tế bền vững. Bởi với các diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Mường Ảng hiện nay hầu hết là rừng sản xuất nên bà con được khai thác, tạo thương phẩm cho ngành gỗ. Hiện huyện Mường Ảng cũng đã chủ động liên kết với các đơn vị tiêu thụ nguồn nguyên liệu gỗ để tiêu thụ sản phẩm cho bà con sau khi rừng sản xuất cho khai thác. Đó là yếu tố tạo thêm niềm tin cho người trồng rừng, gắn bó lâu dài với rừng, góp phần phát triển cuộc sống xanh mà Đảng và Nhà nước vẫn luôn khuyến khích, ưu tiên thực hiện./.
  • Các tin khác:
  • Về việc công khai TTHC trong lĩnh vực hoạt động xây dựng; lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản; lĩnh vực xây dựng tại Quyết định sô 1252/QĐ-UBND ngày 15/7/2021 của UBND tỉnh ĐiệnBiên
  • Về việc thông tin về lao động làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở SXKD trên địa bàn thành phố Hà Nội để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19
  • Quyết định công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất lô M4 trên địa bàn xã Búng Lao, huyện Mường Ảng
  • Quyết định về việc công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2020 huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
  • Kỳ họp thứ 2 HĐND huyện Mường Ảng khoá IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026
  • Quyết định về việc phê duyệt bổ sung phương án và dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư xây dựng công trình: Sửa chữa, nâng cấp đường từ khối 2 thị trấn Mường Ảng đi Quốc lộ 279 (Quán 94)
  • Quyết định chuyển hình thức trả tiền thuê đất từ thuế đất trả tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất một lần cho cả thời gian thuê còn lại của hộ gia đình Ông Phạm Văn Anh
  • Về việc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng ứng dụng đo kiểm chất lượng dịch vụ Internet (ứng dụng i-Speed) trên địa bàn huyện
  • Về việc rà soát, lập danh sách đối tượng khó khăn do đại dịch Vovid-19 đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
  • Hội người cao tuổi huyện Mường Ảng tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội V, nhiệm kỳ 2016 - 2021
  • Trang: 
  • 1081-1090 of 1847<  ...  104  105  106  107  108  109  110  111  112  113  ...  >
  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: