TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

XÃ NGÓI CÁY

Chào mừng quý bạn đọc đến với Cổng thông tin điện tử Huyện Mường Ảng
  • Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở đối với vụ việc bạo lực gia đình
  • Thời gian đăng: 7/14/2020 7:00:00 AM
  • Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, tiến bộ; mà còn gây hậu quả nặng nề với từng thành viên trong gia đình, nhất là phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vì vậy, quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác hòa giải vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình đối với phụ nữ sẽ có những tác động tích cực vào việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em; đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường gia đình hoàn thiện, tác động tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cách tiến bộ, tích cực; xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, làm chủ.
  • Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều cách thức xử lý đối với vi phạm bạo lực gia đình, nhưng hòa giải ở cơ sở là một hình thức, một giải pháp góp phần phòng ngừa và giải quyết kịp thời, có hiệu quả hành vi bạo lực gia đình. Bởi thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên đã kịp thời ngăn chặn những hành vi ""giận quá mất khôn"", ""giận cá chém thớt"" của các cá nhân trong xã hội. Đồng thời, qua quá trình hòa giải, hòa giải viên đã giúp cho các thành viên trong gia đình nhận thức rõ những quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trẻ em, người cao tuổi... và trách nhiệm, hậu quả của hành vi bạo lực gia đình do mình gây ra. Từ đó giải tỏa vướng mắc, ngăn ngừa tội phạm; xây dựng tình đoàn kết tương thân, tương ái trong gia đình, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.^p Ngoài ra, thông qua công tác hòa giải ở cơ sở còn tạo sức lan tỏa trong cộng đồng để cùng cấp ủy, chính quyền phòng, chống bạo lực gia đình, có thái độ nghiêm khắc và lên án hành vi bạo lực gia đình. Từ đó, khuyến khích những nạn nhân bị bạo lực gia đình, nhất là phụ nữ, không e ngại, che dấu khi gặp phải hành vi bạo lực gia đình mà có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, giải quyết. Đối với người dân cũng chủ động thông tin cho cơ quan chức năng khi phát hiện ra hành vi bạo lực gia đình.^p Nhận thức được vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở đối với các vụ việc bạo lực gia đình, nhất là bạo lực với phụ nữ, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định một trong các nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, pnong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.^p Về phạm vi hòa giải, theo quy định tại khoản 7 Điều 12 và khoản 1 Điều 15 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình trong những trường hợp: (i) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; (ii) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính. Và để nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở, Luật cũng quy định rõ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác hòa giải cơ sở trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, những năm qua, việc triển khai công tác hòa giải ở cơ sở nói chung và hòa giải các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ luôn được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực như: - Trong việc tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực gia đình. Nhờ việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở nên nhận thức, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã có sự thay đổi, từ đó nâng cao tính chủ động sử dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở khi xảy ra bạo lực gia đình. - Trong việc củng cố, kiện toàn tổ hòa giải bảo đảm tổ hòa giải có hòa giải viên nữ. Thực hiện khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở quy định: ""... Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ"", trong các năm qua, công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải đã bảo đảm các tổ hòa giải đều có ít nhất 01 hòa giải viên nữ được các địa phương triển khai nghiêm túc. Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn bảo đảm mỗi tổ hòa giải phải có ít nhất 01 hòa giải viên là nữ không chỉ góp phần thực hiện pháp luật về bình đẳng giới mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình, nhất là đối với phụ nữ. - Trong việc tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên. Nhằm góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên trong hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ dân cư, trong đó có hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình, nhìn chung, việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên đã được các địa phương quan tâm, tổ chức thực hiện, qua đó đã giúp đội ngũ hòa giải viên nâng cao hiểu biết pháp luật và kỹ năng hòa giải, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở nói chung, hòa giải các vụ bạo lực gia đình, nhất là đối với phụ nữ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước (chủ yếu do hòa giải vụ việc bạo lực gia đình chỉ là một phần trong tiêu chí chung về các vụ việc về hôn nhân và gia đình của biểu mẫu thống kê về công tác hòa giải ở cơ sở, việc ghi chép Sổ theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở chưa được đầy đủ...) thì từ năm 2014 đến hết năm 2018, hòa giải viên ở cơ sở đã tiến hành hòa giải 26.771 vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, hòa giải thành 22.293 vụ việc. Các vụ việc tiến hành hòa giải đã bảo đảm được thực hiện đúng quy định pháp luật, không xâm phạm các quyền cơ bản của con người, của phụ nữ và trẻ em và đúng đạo lý, qua đó phát huy ưu thế, tác động tích cực của biện pháp hòa giải ở cơ sở, hạn chế sai sót, sơ xuất đẩy vụ việc thành phức tạp. Nội dung vụ việc bạo lực gia đình chủ yếu liên quan đến các mâu thuẫn trong cuộc sống như khó khăn về kinh tế, nợ nần tạo áp lực căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống, hoặc chồng cờ bạc, nghiện rượu, không chí thú làm ăn dẫn đến người vợ bị bạo lực, một số trường hợp do mâu thuẫn tình cảm dẫn đến nghi ngờ nhau... Quá trình tiếp nhận vụ việc, nếu không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, các tổ hòa giải cũng đã hướng dẫn các bên tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, những tác động tích cực đem lại, công tác hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: - Thứ nhất, khó khăn trong việc gặp gỡ, tiếp xúc với nạn nhân cũng như người gây ra bạo lực gia đình do tâm lý của người dân xác định đây là việc gia đình, không muốn đưa ra ngoài xã hội; nhiều vụ việc bạo lực gia đình có liên quan đến phụ nữ đã xảy ra xong không được chính quyền địa phương và tổ hòa giải tham gia giải quyết kịp thời, nhất là các vụ bạo lực gia đình về tinh thần và tình dục rất khó phát hiện do tâm lý chịu đựng của phụ nữ. Đa số các vụ việc bạo lực gia đình được phát hiện hòa giải, can thiệp là do người dân, các hòa giải viên phát hiện, số rất ít trường hợp người bị bạo lực tố giác, yêu cầu can thiệp. - Thứ hai, do trình độ, năng lực của hòa giải viên còn hạn chế. Các hòa giải viên thường chưa được bồi dưỡng kiến thức về giới và bạo lực gia đình nên việc hòa giải phần lớn theo hướng khuyên nhủ, nhẫn nhịn để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm êm, không triệt để nên một số gia đình sau khi hòa giải thành lại phát sinh mâu thuẫn dẫn đến bạo lực trở lại; trong một số trường hợp còn lúng túng khi xác định vụ việc có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không. - Thứ ba, nhận thức của một số phụ nữ về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế, chưa thực sự nỗ lực cải thiện cuộc sống của chính bản thân và gia đình, còn mang tư tưởng tự ti, an phận, cam chịu hoặc lo sợ hậu quả đối với chính bản thân họ và con cái về vật chế, tinh thần nếu chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ. Khi có bạo lực xảy ra, nhiều phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực đã che dấu hành vi bị bạo lực gia đình của người chồng dẫn đến số vụ việc hòa giải cơ sở với vi phạm bạo lực gia đình còn ít; trong khi số vụ việc bị xử lý vi phạm hành chính, hình sự còn tương đối nhiều. Các vụ bạo lực về thể chất đối với phụ nữ thì tổ hòa giải thường không thể trực tiếp tiến hành hòa giải mà phải có sự giúp đỡ của lực lượng công an địa phương nên đã hạn chế tính kịp thời của việc hòa giải. - Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, người dân lựa chọn cách giải quyết bằng con đường tranh tụng tại Tòa án thông qua ly hôn, giải quyết các vụ án khác có liên quan trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Một số giải pháp đề xuất: Để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực thi các quy định hiện hành hòa giải ở cơ sở nói chung, về áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở các vụ việc bạo lực gia đình nói riêng, trong thời gian tới, theo tôi, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau: - Về thể chế: Nên sửa đổi quy định về phạm vi hòa giải quy định trong Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 để đảm bảo tương thích với Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các quy định hướng dẫn Luật, tránh sự trùng lặp trong quy định. Theo đó, chỉ nên quy định chung tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Có văn bản quy định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với hòa giải viên nhằm động viên, khích lệ hòa giải viên tích cực tham gia công tác hòa giải ở cơ sở nói chung, hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình nói riêng. Trên thực tế, hòa giải vụ việc bạo lực gia đình rất khó trong việc tiếp cận nạn nhân bị bạo lực, người có hành vi gây ra bạo lực... và đã có trường hợp hòa giải viên khi hòa giải vụ việc bạo lực gia đình đã bị chính người có hành vi bạo lực gây thương tích. - Bộ Tư pháp - cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cần: (i) Tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc nghiên cứu lồng ghép tuyên truyền pháp luật về hòa giải ở cơ sở đối với các vụ việc bạo lực gia đình, nhất là đối với phụ nữ trong các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát động như: ""Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hòa khu dân cư""; ""Xây dựng khu dân cư 5 không""; ""Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch""...; đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh, trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma túy để công nhận gia đình văn hóa. (ii) Tăng cường phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng các chương trình giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn, tăng cường trang bị kiến thức nền tảng về văn hóa gia đình, kiến thức pháp luật liên quan cho trẻ nhỏ trong các nhà trường... nhằm định hình, nâng cao nhận thức pháp luật của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình; (iii) Sớm xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng hòa giải các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình để các địa phương tập huấn, bồi dưỡng hoặc cấp phát cho hòa giải viên. (iv) Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của các Sở Tư pháp để kịp thời tham mưu thực hiện công tác này tại địa phương. (iv) Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, tổng kết, đánh giá, phổ biến các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong hoạt động hòa giải ở cơ sở nói chung, hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình nói riêng để các địa phương trên cả nước nghiên cứu, học tập và áp dụng dụng trong thực tiễn. - Đối với cấp ủy, chính quyền các địa phương, cần: (i) Tăng cường tuyên tuyền, phổ biến pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình dưới các hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng nhằm từng bước thay đổi nhận thức của người dân về phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh xuống đến cấp xã cho tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên vừa là điều kiện vừa là biện pháp có tính quyết định đối với công tác hòa giải nói chung, hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình nói riêng. Bởi vì, nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền thì đội ngũ hòa giải viên không có điều kiện được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao kiến thức và kỹ năng hòa giải. (iii) Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng hòa giải các các vụ bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở theo phân cấp nhằm bảo đảm việc hòa giải các vụ bạo lực gia đình được thực hiện đúng quy định pháp luật, không xâm phạm các quyền cơ bản của con người, của phụ nữ và trẻ em và đúng đạo lý, qua đó phát huy ưu thế, tác động tích cực của biện pháp hòa giải ở cơ sở, hạn chế sai sót, sơ xuất đẩy vụ việc thành phức tạp./. Theo số liệu thống kê của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước năm 2018, cả nước có 104.619 tổ hòa giải với 651.788 hòa giải viên, trong đó có 185.456 hòa giải viên nữ; không địa phương nào có tổ hòa giải không có hòa giải viên nữ Khoản 1 Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở quy định: ""1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.""
  • Các tin khác:
  • Công văn V/v thông báo Danh mục TTHC mới ban hành; sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công chứng và lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên
  • Tổng kết 15 năm thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở
  • Báo cáo Kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử tỉnh Điện Biên tháng 11 năm 2023
  • Mường Ảng viếng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ huyện
  • Mường Ảng khai mạc Hội khỏe phù đổng huyện lần thứ V, năm 2023
  • Mường Ảng họp đánh giá các sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
  • ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH TIẾP XÚC CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 13 TẠI XÃ XUÂN LAO
  • KIỂM TRA TIẾN ĐỘ LÀM NHÀ TỪ KINH PHÍ CỦA BỘ TÀI CHÍNH HỖ TRỢ
  • Công văn V/v thông báo Danh mục TTHC mới ban hành, TTHC bãi bỏ trong lĩnh vực gia đình thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên
  • Công văn V/v thông báo Danh mục TTHC mới ban hành; TTHC sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Người có công và lĩnh vực Trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên
  • Trang: 
  • 331-340 of 1818<  ...  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  ...  >
  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: