TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

XÃ MƯỜNG LẠN

Chào mừng quý bạn đọc đến với Cổng thông tin điện tử Huyện Mường Ảng
  • Giảng viên đại học tối thiểu phải có bằng thạc sĩ chính thức có hiệu lực từ tháng 7
  • Thời gian đăng: 7/16/2020 7:00:00 AM
  • Luật Giáo dục 2019 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (14/6/2019) có hiệu lực từ 1/7. Quy định đáng chú ý tại luật này là hầu hết giáo viên ở các cấp học đều phải nâng chuẩn trình độ.
  • Theo quy định mới, giảng viên đại học tối thiểu phải có bằng thạc sĩ. Ảnh: Việt Hùng. Theo đó, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên; giảng viên đại học tối thiểu phải có bằng thạc sĩ. Việc nâng chuẩn trình độ đối với những giáo viên nêu trên sẽ được thực hiện theo lộ trình. Ngoài ra, Luật quy định miễn học phí với học sinh tiểu học trường công lập; trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trường tư thục được hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do HĐND cấp tỉnh quyết định. Trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc đối tượng trên và học sinh THCS được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định. Giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 gồm nhiều điểm mới. Và một trong những điểm đáng chú ý là quy định về việc giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Theo đó, với thành phố trực thuộc Trung ương có từ 1 triệu dân trở xuống thì HĐND được bầu 50 đại biểu; có trên 1 triệu dân thì có không quá 85 đại biểu. Với quận có từ 100.000 dân trở xuống thì HĐND được bầu 20 đại biểu; có trên 100.000 dân thì được bầu tối đa 45 đại biểu... Ngoài ra, Luật bổ sung thêm 1 tiêu chuẩn của đại biểu HĐND là ""có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam"". Luật cũng không còn khái niệm họp bất thường trong hoạt động của Chính phủ, HĐND và UBND mà thay vào đó sẽ là họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Thêm nhiều trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ Luật Dân quân tự vệ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. So với hiện hành, Luật mới có hiệu lực quy định thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ. Ví dụ, nam giới một mình nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; người có chồng hoặc vợ là công chức, viên chức, công nhân quốc phòng đang phục vụ trong quân đội, công an; lao động chính duy nhất trong hộ cận nghèo... Luật Dân quân tự vệ quy định thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ. Ảnh: Quỳnh Trang. Ngoài ra, Luật quy định một số trường hợp được thôi nghĩa vụ trước thời hạn như người có quyết định tuyển dụng công chức, viên chức, công nhân quốc phòng hoặc công an nhân dân; người có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài... Người nước ngoài có thể chuyển đổi mục đích của thị thực Để phù hợp với tình hình thực tế, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Luật có hiệu lực từ 1/7. Điểm đáng chú ý của Luật này là người nước ngoài đã được cho phép chuyển đổi mục đích thị thực trong một số trường hợp cụ thể. Luật trước đây không cho phép điều này. 4 trường hợp được chuyển đổi mục đích thị thực gồm: Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh. Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Đây là quy định phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài có điều kiện tiếp tục ở lại Việt Nam mà không phải mất thời gian, chi phí để làm thủ tục xuất cảnh rồi nhập cảnh. Theo zingnews.vn
  • Các tin khác:
  • SY văn bản của Bộ Tư pháp Văn bản hợp nhất Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
  • Thông báo Danh mục TTHC bị bãi bỏ thuộc phạm vị chức năng quản lý nhà nước của Sở LĐTB&XH tỉnh Điện Biên về việc thực hiện chính sác hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19
  • Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên,học sinh khối THPT
  • TRÊN 400 CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG ĐƯỢC TẬP HUẤN, THỰC HÀNH CÔNG TÁC PCCC&CNCH
  • Công khai thủ tục hành chính tại Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 09/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh
  • Huy động trên 1,3 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm từ dân
  • Cải cách hành chính ở Mường Ảng
  • V/v công khai thủ tục hành chính tại Quyết định số 771/QĐ-UBND ngày 05/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh
  • V/v thông báo Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên
  • XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CHÍNH QUYỀN SỐ
  • Trang: 
  • 641-650 of 1847<  ...  60  61  62  63  64  65  66  67  68  69  ...  >
  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: